Thông Tin Về Xây Nhà 3 Tầng Tường Chịu Lực Bổ Ích Nhất

Nhà 3 tầng tường chịu lực hiện nay vẫn đang được khá nhiều người quan tâm. Bởi với thiết kế nhà 3 tầng thì tường chịu lực sẽ giúp chịu lực tạo độ cứng.  Cũng như có độ ổn định hơn cho ngôi nhà. Nếu vẫn đang băn khoăn về loại tường này thì hãy cùng HOMEMY tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

1. Đặc điểm của tường chịu lực

1.1 Tường chịu lực là gì?

Là loại tường mà vật liệu chế tạo tường chịu lực thường là gạch đất sét nung và có thể được thay bằng vật liệu khác có cùng tính chất hoặc tốt hơn. Hiểu đơn giản là tường chịu thêm trọng tải của các bộ phận khác của nhà ngoài trọng tải của chính nó.

Tường chịu lực với chức năng mang và truyền tải trọng của các cấu kiện bên trên và hoạt tải của công trình. Tải trọng được truyền qua hệ thống dầm sàn xuống tường và truyền xuống nền móng công trình. Ngoài ra tường chịu lực còn tăng độ cứng tổng thể cho không gian công trình.

1.2 Các loại tường chịu lực

a. Tường ngang chịu lực

Nhà 3 tầng tường chịu lực
Tường ngang chịu lực

Tường ngang chịu lực là loại tường được bố trí theo phương ngang của ngôi nhà. Các tường ngang ngăn cách giữa các phòng với nhau chịu toàn bộ tải trọng từ các bộ phận khác truyền vào sau đó đưa xuống móng nhà. Nếu như vậy thì bề dọc của ngôi nhà chỉ còn có chức năng bao che.

b. Tường dọc chịu lực

Tường dọc chịu lực
Tường dọc chịu lực

Tường dọc chịu lực là loại tường được bố trí theo phương dọc của ngôi nhà chịu lực. Ngoài ra, để đảm bảo độ cứng ngang của toàn bộ ngôi nhà. Cứ cách một khoảng nhất định phải thiết kế thêm bổ trụ hoặc bố trí tường ngang dày là tường ổn định, thường tận dụng tường cầu thang làm tường ổn định.

c. Tường ngang và tường dọc cùng chịu lực

Tường ngang và dọc chịu lực chính là loài tường được bố trí chịu lực theo cả 2 phương của ngôi nhà . Điều này  làm cho việc bố trí các phòng linh hoạt hơn, tạo ra độ cứng tổng thể lớn hơn. Phía đầu gió thường giải quyết theo tường ngang chịu lực, phía cuối gió bố trí tường dọc chịu lực.

1.3 Ưu điểm của tường chịu lực

Khi xây dựng nhà 3 tầng tường chịu lực thì ta cần phải quan tâm kĩ đến những ưu điểm của nó như:

a.  Tường dọc chịu lực

  • Tiết kiệm được nhiều hơn khoảng không gian
  • Tốn ít vật liệu tường và móng nhà
  • Dễ dàng bố trí linh hoạt các không gian bên trong nhà

b. Tường ngang chịu lực

  • Kết cấu và thi công đơn giản hơn
  • Vì có độ dày lớn nên chống được mưa bão
  • Hệ thống cách âm giữa các phòng tốt và thông thoáng hơn
Hệ thống tường chịu lực
Hệ thống tường chịu lực

1.4 Nhược điểm của tường chịu lực

Ngoài những ưu điểm hữu ích thì cũng phải quan tâm nhiều đến những nhược điểm sau của tường chịu lực.

a. Tường dọc chịu lực

  • Cách âm giữa các phòng kém
  • Khó giải quyết vấn đề thông gió
  • Độ cứng về bề ngang nhỏ

b. Tường ngang chịu lực

  • trọng lượng nhà lớn nên tốn nhiều vật liệu về tường, móng
  • Các phòng có thiết kế đơn giản và khá gò bó về không gian

2. Cách xây dựng nhà 3 tầng tường chịu lực chi tiết hơn

Với nhà 3 tầng tường chịu lực thì giải pháp hợp lí nhất được đặt ra là sử dụng tường chịu lực ở dưới tầng 1 bởi tường có thể chống nóng, chống ẩm và chống ồn rất tốt. Ngoài ra cũng sẽ đảm bảo tốt hơn về an ninh.

Từ đó thì ở tầng 2 và 3 nên sử dụng các loại tường nhẹ nhàng hơn nhằm giảm đi tải trọng cho ngôi nhà. Và cũng sẽ tiết kiệm được một khoảng không gian hợp lí hơn.

Hệ thống tường chịu lực
Hệ thống tường chịu lực

Bước 1:  Chia mặt bằng công trình và phân công lao động

  • Trước khi xây nhà cần chia mặt bằng ra làm nhiều phân đoạn phù hợp
  • Tính toán bố trí đủ số công nhân làm việc theo từng phân đoạn

Việc phân công lao động giữa các công nhân sẽ giúp tạo ra những dây chuyền thi công hợp lý, các công việc sẽ diễn ra một cách nhịp nhàng, giảm thiểu những gián đoạn về mặt tổ chức giữa công nhân.

Bước 2: Xác định tim tường

Mẫu Nhà 3 tầng tường chịu lực
Mẫu Nhà 3 tầng tường chịu lực

Trong việc xây dựng nhà 3 tầng tường chịu lực thì việc các định tim tường được cho là khá cần thiết. Xác định tim các tường trong và tường ngoài hợp lí. Sau đó, cần kiểm tra góc vuông của trục ngang và trục dọc. Sau đó dùng sơn đỏ để đánh dấu trên tim cổ móng để tiện sử dụng và kiểm tra.

Bước 3:  Láng vữa chống ẩm cho tường

Trước khi xây tường cần láng một lớp vữa chống ẩm cho tường theo thiết kế. Bởi tường để lâu chịu mưa gió sẽ gây ra ẩm thấp, không chắc chắn. Lớp vữa vừa tạo tính an toàn, vừa chắc chắn mà lại tốt cho tường.

Bước 4: Dựng cọc lèo và căng dây góc

Cọc lèo thường được làm bằng gỗ, tre hay thép hình, xây tường nhà khung không cần dựng cọc lèo mà dựa vào cột để xây nhà. Khi xây tường chịu lực phải đảm bảo độ thẳng đứng của khối xây từ dây lèo người ta thả dây góc tại các góc tường, mép cửa, điều chỉnh cho dây thẳng đứng.  Vì xây nhà 3 tầng tường chịu lực nên ta sử dụng cọc lèo để căng dây lèo sử dụng cho các nhà nhiều tầng.

Mẫu nhà 3 tầng tường chịu lực
Mẫu nhà 3 tầng tường chịu lực

Bước 5: Bắt mỏ

Tại các góc tường, mép của thợ chính bắt mỏ lên 4 đến 5 hàng gạch. Theo các nguyên tắc xây rồi căng dây xây, xây đến đâu kết hợp bắt mỏ đến đó. Khi kết thúc không xây nữa thì phải tháo dây đảm bảo an toàn.

Bước 6: Hoàn thiện trang trí mặt tường

Vật liệu trát tường bình thường sử dụng có thể là vữa vôi cát, vữa tam hợp mác 25-50, vữa xi măng cát mác 50. Trong xây nhà 3 tầng tường chịu lực thì bước cuối là trang trí mặt tường gồm quét vôi màu, quay vôi gai bả ma tít sơn mầu, phun sơn, dán giấy tường, trát granite, …

Trên đây chính là những thông tin hữu ích nhất về việc xây dựng nhà 3 tầng tường chịu lực. HOMEMY mong muốn những thông tin trên sẽ giúp bạn tốt nhất trong việc hoàn thiện căn nhà.

Đánh giá

Viết một bình luận

TIN TỨC MỚI NHẤT