Nhà ống 1 tầng là kiểu nhà đơn giản, dễ thi công. Tuy nhiên, chi phí xây nhà ống 1 tầng 100m2 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để ước tính được chi phí xây dựng cũng như hiểu rõ các yếu tố chi phối, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà ống 1 tầng 100m2

Chi phí xây nhà ống 1 tầng 100m2
Mẫu nhà ống đơn giản, dễ thi công 100m2

Chi phí xây dựng những mẫu nhà ống đơn giản bị ảnh hưởng bởi rất nhiều chi phí như diện tích, vật liệu, thiết kế,… Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến được phân tích cụ thể dành cho bạn. 

1.1 Diện tích và số lượng tầng

Yếu tố đầu tiên có sự ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thi công xây dựng nhà ống 1 tầng 100m2 chính là diện tích và tổng số tầng của ngôi nhà. Trên thực tế, số tầng lầu và tổng diện tích sẽ tỉ lệ thuận với tổng chi phí xây dựng. Nhà có càng nhiều tầng, thì diện tích ngôi nhà sẽ tăng. Từ đó, kéo theo sự tăng mạnh trong những vấn đề liên quan như: thời gian xây dựng, nhân công, nguyên vật liệu,… Do vậy, các khoản chi phí bỏ ra cũng sẽ tăng theo. 

Ngoài ra, khi xây dựng nhà có nhiều tầng thì hệ thống kết cấu chịu lực của công trình phải thật vững chắc. Đồng nghĩa rằng, bạn phải đầu tư các biện pháp nhằm gia công các hệ thống này. Trên thị trường, các giải pháp để duy trì sự kiên cố cho hệ thống của công trình xây dựng thường không rẻ. Do đó, chi phí xây dựng cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo. 

Tuy nhiên, đối với nhà ống 1 tầng 100m2, số tầng chỉ có 1. Hơn nữa, áp lực của ngôi nhà đè lên nền móng cũng không quá lớn. Do đó, chi phí xây dựng cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.

1.2 Kiểu kiến trúc

Nguyên nhân tiếp theo có sức ảnh hưởng đến chi phí xây nhà ống 1 tầng 100m2 là kiểu kiến trúc. Đối với các nhà dân dụng hiện nay, thường có 3 kiểu kiến trúc chính: cổ điển, tân cổ điển và hiện đại.

1.2.1 Kiểu kiến trúc cổ điển:

Lối kiến trúc này sẽ đi sâu vào sự chỉnh chu của các chi tiết ở ngôi nhà. Sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng chi tiết trạm trỗ tạo nên một tổng thể xa hoa, tráng lệ. Do đó, chi phí xây dựng sẽ thường rất cao. Hơn nữa, lối kiến trúc này chỉ phù hợp với những ngôi nhà biệt thự có quy mô lớn.  Vì vậy, khi xây nhà 1 tầng 100m2, bạn có thể bỏ qua kiểu kiến trúc này.

1.2.2 Kiểu kiến trúc hiện đại:

Không đi quá sâu và từng chi tiết mà sẽ hướng đến tổng thể của cả căn nhà. Đây là lối kiến trúc áp dụng các khối hình học trong khi thiết kế. Vì vậy, thường có các kiểu chi tiết phi đối xứng và phi logic. Cách thiết kế này tạo nên sự độc đáo và bắt mắt. Kinh phí xây dựng thuộc mức trung bình. Do đó, lối kiến trúc này phù hợp với nhiều gia đình trẻ yêu thích sự hiện đại, phóng khoáng có điều kiện kinh tế vừa phải.

1.2.3 Kiểu kiến trúc tân cổ điển:

Đây là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại. Những ngôi nhà có kiểu thiết kế này thường trông rất sang trọng, hiện đại. Nhưng không quá xa hoa, tỉ mỉ như kiểu kiến trúc cổ điển. Vì vậy, tổng chi phí xây dựng cho kiểu kiến trúc này sẽ nằm giữa chi phí xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển và hiện đại.

1.3 Kiểu mái

Mẫu nhà ống lợp ngói 100m2
Mẫu nhà ống lợp ngói 100m2

Bên cạnh tính thẩm mỹ, mái nhà còn có chức năng bảo vệ, che chắn con người trước tác động của thiên nhiên. Do đó, bạn cũng phải tốn khá nhiều chi phí đầu tư cho thiết kế và thi công mái nhà ống 1 tầng. Tùy vào nhu cầu và thu nhập kinh tế mà bạn có thể tham khảo qua chi phí tổng quan của 3 loại mái sau:

1.3.1 Mái bằng bê tông cốt thép

Đây là loại mái được nhiều khách hàng ưa chuộng. Kiểu mái này sẽ hợp với kiểu kiến trúc hiện đại hoặc tân cổ điển. Việc thi công xây dựng kiểu mái này khá đơn giản, hình thức ổn và có tuổi thọ cao. Chi phí xây dựng cũng ở mức tầm trung. 

1.3.2 Mái lợp tôn

Loại mái này có nhiều ưu điểm như hệ thống mái khá nhẹ, có khả năng thoát nước rất tốt. Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt mái lợp tôn không quá cao, chỉ 4.000.000 – 4.200.000 đồng/m2. Thời gian sử dụng được lâu. Vì vậy, kiểu mái lợp tôn được nhiều khách hàng trẻ có nguồn kinh tế hạn hẹp lựa chọn thi công.

1.3.2 Mái dốc lợp ngói

Kiểu dáng mái này thường dùng trong các công trình như đền chùa, lăng tẩm,… Do đó, khi áp dụng loại mái dốc lợp ngói cho ngôi nhà, bạn sẽ cảm nhận được sự uy nghi và sang quý trong kiểu dáng và chất liệu. Bởi vậy, chi phí sẽ thường đắt đỏ hơn so với các loại mái khác trên thị trường. Hơn nữa, ngày nay, bên phía xây dựng có rất nhiều phương pháp lợp mái ngói mới, giúp gia tăng sự kiên cố như:

  • Vì kèo lợp ngói: Cải tiến của phương pháp này đó chính là nguyên liệu sử dụng để làm vì kèo. Thay vì sử dụng nguyên liệu tre, gỗ. Hiện nay, vì kèo sẽ được làm từ thép. Bởi thép có độ bền cao, tính thẩm mỹ tốt. Có thể tận dụng để đóng trần giả bằng thạch cao. Hơn nữa, chi phí thi công được xem là rẻ nhất trong các phương pháp lợp ngói khác.
  • Đổ bê tông mái bằng sau đó làm vì kèo lợp ngói: Điểm khác biệt của phương pháp này đó là trần thật, đổ bê tông. Điều này khiến cho phần mái nhà trông kiên cố hơn. Bên cạnh đó, trần bê tông còn giúp cách nhiệt, chống thấm. Do đó, chi phí của phương pháp này khá cao.
  • Đổ bê tông mái bằng, mái dốc rồi lợp ngói lên mái dốc: Đây là phương pháp đòi hỏi sự cầu kỳ trong thi công. Phần mái nhà phải đổ bê tông hai lớp. Một lớp mái bằng và một lớp mái dốc. Khi tạo được khung bê tông ưng ý, ngói sẽ được cố định vào phần mái dốc hoặc phần khung thép gắn ở mái dốc. Cách làm tốn rất nhiều công sức cũng như nguyên liệu. Do đó, bạn nên cân nhắc điều kiện kinh tế trước khi lựa chọn.

1.4. Công năng sử dụng

Việc bố trí, sắp xếp các công năng sử dụng trong ngôi nhà cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí xây dựng nhà ống 1 tầng 100m2. Một ngôi nhà có nhiều công năng và diện tích được sử dụng thì chi phí xây dựng sẽ khá cao. Vì nếu việc sắp xếp và bố trí càng nhiều, lượng nhân công và vật liệu xây dựng sẽ tăng. Từ đó, kéo theo sự tăng nhanh của các khoản phí chi cho việc này. Vì vậy, để tránh việc bố trí các công năng không cần thiết cho ngôi nhà làm lãng phí tiền bạc, bạn cần liệt kê và có sự suy nghĩ thấu đáo trước khi bắt đầu thi công. 

1.5. Vật liệu xây dựng

Chi phí nguyên vật liệu xây dựng chiếm phần lớn tổng phí phải chi trả để xây nhà. Bởi trong cả giai đoạn thi công phần thô hay hoàn thiện thì đều cần sử dụng đến vật liệu xây dựng.

Tùy theo vật giá thị trường mà các nguyên vật liệu xây dựng phần thô (như cát, xi măng, thép,…) sẽ dao động qua từng thời gian. Tuy nhiên, mức biến động chi phí vật liệu thô không chênh lệch bằng giá thành vật liệu hoàn thiện. Bởi vật liệu hoàn thiện sẽ có chi phí khác nhau cho từng phong cách trang trí nhà ở, mặc dù ngôi nhà có cùng diện tích và thiết kế thi công.

1.6. Địa điểm xây dựng

Hầu hết, chi phí xây nhà ở thành thị sẽ cao hơn nông thôn. Bởi mức sống tại thành thị và nông thôn có sự phân hóa khác biệt. Dẫn đến đơn giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công cũng như chi phí vận chuyển vật liệu ở mỗi địa điểm sẽ khác nhau. 

Không những vậy, chi phí xây dựng nhà ở đồng bằng sẽ đỡ tốn kém hơn những nơi hải đảo, cao nguyên,… Bởi khoảng cách địa lý xa nên vật liệu xây dựng khan hiếm. Ngoài ra, mảnh đất đồng bằng sẽ dễ xây dựng hơn. Không cần tốn nhiều chi phí thi công gia cố nền móng hoặc mái nhà.

2. Chi phí xây nhà ống 1 tầng 100m2 hết bao nhiêu

Nhà ống 1 tầng 100m2 thông thường bao gồm 2 – 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 2 WC. Chi phí xây dựng sẽ phụ thuộc vào diện tích xây dựng và giá cả thi công theo m2.

Giả sử diện tích xây dựng nhà ống 1 tầng 100m2 là:

  • Diện tích sàn: 100m2.
  • Sảnh: 10m2.
  • Mái hiên: 30m2.
  • Tổng diện tích xây nhà là 140m2.

Vậy, tổng chi phí xây dựng với mức giá 4.000.000 đồng/m2 là: 

140 x 4.000.000 = 560.000.000 đồng.

Đây chỉ là mức giá tối thiểu. Chi phí xây nhà sẽ dao động dựa theo nguyên vật liệu và kiểu mẫu thiết kế. Vật liệu xây dựng càng cao cấp, kiểu nhà càng cầu kỳ thì chi phí xây nhà ống 1 tầng 100m2 càng lớn.

3. 2 mẫu nhà ống 1 tầng 100m2 đáng tham khảo

Nhà ống 1 tầng 100m2 được khá nhiều cặp đôi trẻ yêu thích lựa chọn. Dưới đây là một số mẫu nhà ống có thiết kế hiện đại, tiện nghi cho bạn:

Nhà ống 1 tầng có gác lửng
Nhà ống 1 tầng có gác lửng
Nhà ống mái thái hiện đại
Nhà ống mái thái hiện đại

Trên đây là một số thông tin xoay quanh chi phí xây nhà ống 1 tầng 100m2. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích trong xây nhà. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ Homemy để được tư vấn đầy đủ hơn.

>>> THAM KHẢO THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *